Thứ Sáu, 22 tháng 6, 2012

Ngân hàng chưa thật “giàu“ vốn?

Sau tuyên bố của NHNN về lãi suất cho vay hợp lý chỉ còn 14% -16,5%/ năm, phần lớn doanh nghiệp và chuyên gia đều nhận định, việc tiếp cận vốn vẫn không đơn giản.


Bài liên quan : <<  Ngân hàng Habubank Xóa Nợ Thành Công>>
                         <<  Ngân hàng Habubank Tự Tin Phát Triển>>
Lãi suất công bố giảm ào ạt

Ngân hàng TMCP Đại Dương (OceanBank) công bố điều chỉnh lãi suất huy động tiền đồng, có hiệu lực từ ngày 13/3, ngay sau khi NHNN quyết định hạ lãi suất. Đại diên ngân hàng OceanBank cho biết, đã áp dụng các chương trình ưu đãi như cho vay ưu đãi đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân… hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn, lâm ngư nghiệp, diêm nghiệp… nhằm phục vụ phát triển nông nghiệp, nông thôn với lãi suất thấp hơn 2-3%/năm so với biểu lãi suất cho vay thông thường tại OceanBank.

Chương trình ưu đãi lãi suất đối với các khoản vay mua nhà để ở bằng tiền công, tiền lương, hoặc xây dựng nhà ở cho người thu nhập thấp cũng được ngân hàng đẩy mạnh. Trong tháng 3, OceanBank cũng giảm 1,5% lãi suất cho khách hàng cá nhân là phụ nữ với các khoản vay tiêu dùng. Bên cạnh đó, ngân hàng vẫn tiếp tục thực hiện gói chính sách ưu đãi cho khách hàng DN vừa và nhỏ (SMEs) với nhiều ưu đãi về lãi suất, phí đối với các dịch vụ ngân hàng như tài khoản thanh toán, thanh toán quốc tế, bảo lãnh ngân hàng…, rút ngắn thời gian thẩm định, xét duyệt tín dụng và thời gian giải ngân.

Các tổ chức tín dụng đều khẳng định sẵn sàng đáp ứng vốn khi lãi suất cho vay hạ nhiệt, tuy nhiên, giới DN vẫn còn nhiều băn khoăn. Theo ông Lương Văn Tự - Chủ tịch Hiệp hội Cà phê – Ca cao Việt Nam - nhanh thì một 2 tuần, chậm thì cả tháng sau chủ trương lãi suất 14 -16% mới đi được vào thực tế; chưa kể thời gian từ khi DN làm thủ tục đến khi ngân hàng giải ngân còn xa nữa. Trong khi đó, theo Giám đốc Cty XNK đồ gỗ Nguyễn Phú Hiếu, DN của ông đã tiếp cận được nguồn vốn lãi suất vào khoảng từ 16-17,5%, tức thấp hơn trước từ 1% mà đã là niềm mơ ước của bao DN khác; muốn vay vốn với lãi suất thấp hẳn 14%, theo ông Quý, vẫn là điều “quá khó”.

TS Võ Trí Thành - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu và quản lý kinh tế T.Ư - cho rằng, sau khi gia nhập WTO, DN hiểu mình, hiểu người hơn và đã có cách nhìn, cách phát triển dài hạn hơn. Không chỉ liên quan đến tài chính, đến tiền mà hiện nay DN VN cũng hiểu rằng, có mối quan hệ rất mật thiết giữa kinh doanh, tiền, lợi nhuận và sự phát triển chung. Tuy nhiên, còn không ít DN chưa biết cách thích nghi với các “cú sốc” thị trường, giá cả, chính sách; sẽ phải học hỏi rất nhiều cách quản trị, chống đỡ với rủi ro mới có thể đảm bảo sự ổn định và kinh doanh thuận lợi trong trung và dài hạn.
Ngân hàng Habubank

Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

Habubank và hướng đi hoàn toàn đúng đắn cho sự phát triển kinh tế

Ngân Hàng Habubank


Hội nhập WTO- hướng đi hoàn toàn đúng đắn cho sự phát triển kinh tế và xã hội ở Việt Nam. Với tư cách là một thành viên của WTO, Việt Nam đang gặp phải những cơ hội và khó khăn vô cùng to lớn. Các công ty, các tập đoàn lớn ở Việt Nam được hội nhập vào thị trường thế giới, nơi chỉ dành cho những tập đoàn có khả năng cạnh tranh lớn mạnh. Vì vậy để phát triển, các doanh nghiệp cũng như các tập đoàn cần làm việc hết mình phát triển nâng cao khả năng kinh doanh của bản thân để có thể đứng vững trên trường quốc tế này. Ngành Tài chính - Ngân hàng là một phần quan trọng cho mục tiêu chung đó.
ngân hàng habubank

  Gia nhập thành viên trong thời gian vừa qua đã giúp ngành Tài chính - Ngân hàng  có bước phát triển đáng kể, góp phần lớn vào nền kinh tế chung của Việt Nam chúng ta. Hội nhập đã làm cho xuất nhập khẩu tăng đáng kể, các hoạt động này lại kéo theo sự tiến lên của dịch vụ thanh toán, dịch vụ bảo lãnh, dịch vụ ngoại hối.. tại các Ngân hàng. Để có thể phát huy và đi qua các khó khăn một cách dễ dàng, các ngân hàng công thương cần phải chuẩn bị cho mình một tiềm lực về kinh tế, về uy tín cung ứng dịch vụ nhằm cạnh tranh được với các đối thủ trên thế giới.
  Cũng nằm trong xu thế chung đó, ngân hàng Habubank nói chung cũng như Habubank - Chi nhánh Hoàng Quốc Việt nói riêng đang cố gắng để đạt được những mục tiêu đề ra, tiếp tục phát triển bền vững nâng cao vị thế của mình trên thị trường Tài chính Ngân hàng. Qua hơn 20 năm hình thành và phát triển, ngân hàng Habubank đã trở thành một ngân hàng với bề dày kinh nghiệm, tiềm lực đội ngũ nhân viên dồi dào và tiềm lực tài chính ngày một vững mạnh. ngân hàng Habubank luôn sẵn sàng tự hoàn thiện mình và chuẩn bị đầy đủ hành trang cố gắng đổi mới và  hướng tới không ngừng để vươn lên đóng góp phục vụ đắc lực cho sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.
  Trong thời gian qua, ngân hàng Habubank- Chi nhánh Hoàng Quốc Việt với những nỗ lực đáp ứng dịch vụ chất lượng cao đã đạt được những thành công đáng khích lệ, đóng góp cho sự phát triển của toàn ngân hàng Habubank nói riêng và cho nền kinh tế Việt Nam nói chung. Các mảng hoạt động đều có sự phát triển hết sức khả quan và khởi sắc hơn cả là các hoạt động ở các mảng dịch vụ. Tuy nhiên để có thể duy trì được vị thế của mình, ngân hàng Habubank cần phải tăng cường phát triển các dịch vụ trong hoạt động Ngân hàng Doanh nghiệp như dịch vụ Bảo lãnh, tín dụng, Thanh toán quốc tế...

Thành lập năm 1989, Habubank là một trong những NHTMCP ra đời sớm nhất ở Việt Nam. Tuy nhiên, thời gian cũng chưa hẳn đã nói lên được điều gì nếu như hình ảnh của một ngân hàng không được tạo dựng trên cơ sở những giá trị bền vững. Với phương châm hành động “Giá trị tích lũy niềm tin”, Habubank đã chọn một lối đi riêng: không ồn ào mà ấn tượng, không nôn nóng mà linh hoạt, không vội vàng mà hiệu quả.
ngân hàng habubank-4

Từ một ngân hàng có số vốn điều lệ ban đầu vẻn vẹn 5 tỷ đồng, 21 năm qua, con số này tăng gấp 600 lần. Đến tháng 12/2009 ngân hàng Habubank đã hoàn thành việc tăng vốn điều lệ lên 3.000 tỷ đồng và tháng 8/2010 vừa qua, Habubank đã phát hành thành công 1.050 tỷ đồng trái phiếu chuyển đổi để sang năm 2011, khi toàn bộ số lượng trái phiếu này chuyển thành cổ phiếu, vốn điều lệ của Habubank tăng tối thiểu lên 4.050 tỷ đồng. Như vậy, Habubank nằm trong số những NHTM đi đầu trong việc thực hiện Nghị định số 141/2006/NĐ-CP của Chính phủ, đáp ứng yêu cầu tăng vốn điều lệ lên tối thiểu là 3.000 tỷ đồng trong năm 2010.
Nền tảng tài chính vững vàng đã tạo điều kiện thuận lợi cho Habubank thực hiện chiến lược phát triển dựa trên quan điểm cân bằng giữa rủi ro với lợi nhuận nhằm đem lại hiệu quả hoạt động kinh doanh cao và phát triển bền vững. Nhờ vậy, Habubank luôn nằm trong Top 5 NHTMCP có tỷ suất lợi nhuận cao nhất và là một trong số các ngân hàng mang lại hiệu quả đầu tư thành công nhất cho các nhà đầu tư trong chu kỳ 5 năm, 2005-2009. Đây cũng là giai đoạn phát triển đầy bứt phá của Habubank với lợi nhuận sau thuế đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 64%/năm. Theo bà Bùi Thị Mai - Tổng giám đốc Habubank, đến hết tháng 10/2010, ngân hàng này đã đạt lợi nhuận trước thuế là 500 tỷ đồng trong khi kế hoạch lợi nhuận cả năm là 600 tỷ đồng. Có thể coi đây là một kết quả ấn tượng mà Habubank đạt được trong điều kiện thị trường tiền tệ Việt Nam trong năm nay diễn biến phức tạp và rủi ro hơn với chênh lệch lãi suất đầu vào - đầu ra bị thu hẹp đáng kể. Bên cạnh con số lợi nhuận ấn tượng, Habubank cũng nằm trong số ít các ngân hàng có tỷ lệ an toàn vốn cao hơn so với yêu cầu của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN) và tiêu chuẩn quốc tế. Cụ thể, năm 2009, tỷ lệ nợ xấu (từ nhóm 3 đến nhóm 5) của Habubank là 2,24%, tỷ lệ an toàn vốn đạt trên 11%. Và mục tiêu Habubank đặt ra cho năm 2011 là kiểm soát chặt tỷ lệ nợ xấu ở mức dưới 3%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn trên mức 9,5%.